Thứ bảy, Ngày 4 Tháng 5 Năm 2024
Gửi Email In trang Lưu
Động lực then chốt trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của tỉnh

20/05/2020 08:31

Cùng sự phát triển của nền khoa học và công nghệ (KH&CN) cả nước trong gần 30 năm qua, kể từ khi tái thành lập tỉnh đến nay, ngành KH&CN tỉnh ta đã có những bước phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở KH&CN đã triển khai thực hiện hàng trăm đề tài, sáng kiến nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT - XH miền biên viễn cực Bắc xa xôi của Tổ quốc.

Ghi nhớ lời dạy của Bác: “Dưới chế độ XHCN, khoa học là tài sản chung của toàn dân. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phải ra sức đem hiểu biết của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân dân lao động, để nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh và đời sống của nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt”. Trong quá trình trưởng thành và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Bộ KH&CN, hoạt động KH&CN của tỉnh đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò trong các cấp, các ngành, các địa phương đối với phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Các đồng chí lãnh đạo T.Ư, Bộ KH&CN và lãnh đạo tỉnh tại buổi lễ khánh thành công trình bơm nước không dùng điện để cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Đồng Văn
Các đồng chí lãnh đạo T.Ư, Bộ KH&CN và lãnh đạo tỉnh tại buổi lễ khánh thành công trình bơm nước không dùng điện để cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Đồng Văn

Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, Sở KH&CN đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai hiệu quả 7 chương trình, kế hoạch, đề án của tỉnh về phát triển KH&CN. Ngành KH&CN đã triển khai 18 nhiệm vụ cấp T.Ư; 86 đề tài, dự án cấp tỉnh; 62 dự án cấp huyện, thành phố. Công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm chủ được 8 giống dược liệu quý và giống cây trồng, vật nuôi chủ lực như: Giảo cổ lam 5 lá và 7 lá, Đinh lăng, Đan sâm; sinh sản nhân tạo giống cá Lăng chấm, cá Chiên; thụ tinh nhân tạo trâu lai… Bên cạnh đó, nhiều máy móc, thiết bị được đưa vào sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa và tập trung giải quyết công nghệ chế biến một số sản phẩm đặc sản của tỉnh. Trong đó, nổi bật là đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ giảm thủy phần nâng cao chất lượng mật ong Bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn”.

Cùng với những đề tài mang tính “đột phá”, ước đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 8 chỉ dẫn địa lý về các sản phẩm đặc trưng gồm: Mật ong Bạc hà; Hồng không hạt Quản Bạ; Cam sành Hà Giang; Chè Shan tuyết Hà Giang… Đồng thời, có đến 104 sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm. Bám sát định hướng Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, giai đoạn này đã có điểm mới là thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã và đang đổi mới cách thức sản xuất, đổi mới công nghệ với mục tiêu cốt lõi để nâng cao giá trị sản phẩm. Từ đó, cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng và hoạch định các chủ trương, chính sách trong thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH tỉnh nhà.

Song hành cùng những dự án KH&CN trong nông nghiệp, từ tâm huyết của các nhà khoa học trong nước, quốc tế và của tỉnh, việc nghiên cứu, vận hành thử nghiệm thành công công nghệ bơm nước không dùng điện để cấp nước cho vùng Cao nguyên đá Đồng Văn là giải pháp hữu hiệu, bền vững trong cung cấp nước cho tỉnh Hà Giang và cả nước, tạo động lực phát triển KT - XH vùng Cao nguyên đá. Cùng thành tựu đó, trên lĩnh vực y dược có nhiều điểm sáng vượt bậc, các bệnh viện đã nhanh chóng “bắt tay” vào triển khai phần mềm quản lý khám, chữa bệnh, nhất là phần mềm bệnh án điện tử, đưa những kỹ thuật mới vào chuẩn đoán và điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe tốt cho nhân dân.

Với khát vọng phát triển mạnh mẽ KH&CN, đổi mới và sáng tạo trong tất cả các ngành, lĩnh vực để thật sự tạo đột phá về chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Hơn bao giờ hết, ngành KH&CN tỉnh luôn coi trọng phát triển nguồn nhân lực, phát huy mạnh mẽ nguồn vốn trí tuệ và sức sáng tạo của con người để tiếp thu, làm chủ công nghệ. Vượt qua yếu tố khách quan của một tỉnh miền núi, toàn ngành đang dành hết sức nỗ lực đẩy mạnh các công trình nghiên cứu gắn liền với quá trình sản xuất hàng hóa, bảo vệ môi trường và xây dựng tiềm lực KH&CN đồng bộ, hiện đại, bắt nhịp với công nghệ thông tin, xứng đáng là vai trò dẫn dắt sự phát triển KT - XH.

baohagiang.vn

Tin khác

UBND tỉnh công bố các quyết định về công tác cán bộ (19/05/2020 09:36)

Tiến hành tổng kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh từ ngày 15.5 (15/05/2020 07:56)

Sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 05 và Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (15/05/2020 07:54)

Phát triển kinh tế gia trại, trang trại ở Vị Xuyên (13/05/2020 08:54)

Thống nhất phương án chỉnh trang đô thị thành phố Hà Giang (13/05/2020 08:51)

"Màu xanh" trở lại trên những "vùng đất chết" (12/05/2020 13:59)

Lễ truy điệu các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (11/05/2020 10:11)

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm, tặng quà tại tỉnh ta (11/05/2020 10:09)

"Phao cứu sinh" đặc biệt trong đại dịch Covid-19 (08/05/2020 08:39)

Điện bừng sáng vùng quê nghèo Niêm Sơn (28/04/2020 08:22)

xem tiếp